DLTHANH - GROUP SHARE
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn*** http://dlthanh.tk *** Hy vọng rằng diễn đàn sẽ mang lại những giây phút vui vẻ và bổ ích cho các bạn ***Regards***
Tuyển ban quản trị cho diễn đàn
Tinh thuong
TOP BÀI VIẾT MỚI

Share|
[ Tiêu đề ]

Điện trở nối tiếp - song song - ứng dụng của điện trở

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp

CoGiao
CoGiao

Level: Kinh nghiệm: 25%
Sinh mệnh: 25/100
Pháp lực: /100

Tổng số bài gửi : 25
Points : 73
Reputation : 4
Join date : 12/10/2010

Bài gửiTiêu đề: Điện trở nối tiếp - song song - ứng dụng của điện trở Điện trở nối tiếp - song song - ứng dụng của điện trở EmptyThu Oct 28, 2010 3:22 am

Điện trở nối tiếp - song song - ứng dụng của điện trở

Trong thực tế , khi ta cần một điện trở có trị số bất kỳ ta không thể có được , vì điện trở chỉ được sản xuất khoảng trên 100 loại có các giá trị thông dụng, do đó để có một điện trở bất kỳ ta phải đấu điện trở song song hoặc nối tiếp.
1. Điện trở mắc nối tiếp .

Điện trở nối tiếp - song song - ứng dụng của điện trở Tronoitiep

Điện trở mắc nối tiếp.
Các điện trở mắc nối tiếp có giá trị tương đương bằng tổng các điện trở thành phần cộng lại. Rtd = R1 + R2 + R3
Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng nhau và bằng I I = ( U1 / R1) = ( U2 / R2) = ( U3 / R3 )
Từ công thức trên ta thấy rằng , sụt áp trên các điện trở mắc nối tiếp tỷ lệ thuận với giá trị điệnt trở .
Cách tính giá trị điện trở này ngược so với tụ điện
2. Điện trở mắc song song.

Điện trở nối tiếp - song song - ứng dụng của điện trở Trosongsong
Các điện trở mắc song song có giá trị tương đương Rtd được tính bởi công thức (1 / Rtd) = (1 / R1) + (1 / R2) + (1 / R3)
Nếu mạch chỉ có 2 điện trở song song thì

Rtd = R1.R2 / ( R1 + R2)
Dòng điện chạy qua các điện trở mắc song song tỷ lệ nghịch với giá trị điện trở .

I1 = ( U / R1) , I2 = ( U / R2) , I3 =( U / R3 )
Điện áp trên các điện trở mắc song song luôn bằng nhau
Cái này cũng ngược so với cách mắc của tụ điện

3. Điên trở mắc hỗn hợp

Điện trở nối tiếp - song song - ứng dụng của điện trở Machonhop

Điện trở mắc hỗn hợp.
Mắc hỗn hợp các điện trở để tạo ra điện trở tối ưu hơn . Các tính mắc hỗn hợp ta đi tính từng nhánh 1 sau đó dựa vào nối tiếp và song song ta tính được điện trở tương ứng của nó.
R = (R1.R2)/(R1+R2) + R3
Ví dụ: nếu ta cần một điện trở 9K ta có thể mắc 2 điện trở 15K song song sau đó mắc nối tiếp với điện trở 1,5K .
4 . Ứng dụng của điện trở :
Điện trở có mặt ở mọi nơi trong thiết bị điện tử và như vậy điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu được , trong mạch điện , điện trở có những tác dụng sau :
Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, Ví dụ có một bóng đèn 8V, nhưng ta chỉ có nguồn 12V, ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 4V trên điện trở.

Điện trở nối tiếp - song song - ứng dụng của điện trở Trohandong

Sơ đồ mắc điện trở hạn dòng
Đấu nối tiếp với bóng đèn một điện trở.
- Như hình trên ta có thể tính được trị số và công xuất của điện trở cho phù hợp như sau: Bóng đèn có điện áp 9V và công xuất 2W vậy dòng tiêu thụ là I = P / U = (2 / 9 ) = Ampe đó cũng chính là dòng điện đi qua điện trở.
- Vì nguồn là 12V, bóng đèn 9V nên cần sụt áp trên R là 3V vậy ta suy ra điện trở cần tìm là R = U/ I = 3 / (2/9) = 27 / 2 = 13,5 Ω
- Công xuất tiêu thụ trên điện trở là : P = U.I = 3.(2/9) = 6/9 W vì vậy ta phải dùng điện trở có công xuất P > 6/9 W
Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước.

Điện trở nối tiếp - song song - ứng dụng của điện trở Cauphanap
Cầu phân áp để lấy ra áp U1 tuỳ ý .
Từ nguồn 12V ở trên thông qua cầu phân áp R1 và R2 ta lấy ra điện áp U1, áp U1 phụ thuộc vào giá trị hai điện trở R1 và R2.theo công thức .
U1 / U = R1 / (R1 + R2) => U1 = U.R1(R1 + R2)
Thay đổi giá trị R1 hoặc R2 ta sẽ thu được điện áp U1 theo ý muốn.
Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động .thường hay dùng triết áp

Điện trở nối tiếp - song song - ứng dụng của điện trở MachphancucNPN
Tham gia vào quá trình tạo dao động
Điện trở nối tiếp - song song - ứng dụng của điện trở 555ex2
Ngoài ra điện trở còn có nhiều ứng dụng khác trong các mạch điện hằng ngày.

(theo hoi quan dien tu)


Hãy cảmơn bài viết của CoGiao bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

[Tiêu đề]

Điện trở nối tiếp - song song - ứng dụng của điện trở

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
.::Host up ảnh miểnphí: Clickhere! - Hướng dẩn sử dụng Diễn đàn:Clickhere!::.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DLTHANH - GROUP SHARE :: Điện Tử - Ánh Sáng :: Điện Tử Căn Bản :: Điện Trở-
Copyright © 2007 - 2010, http://dlthanh.tk
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion
.Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất